Đồng Tháp là một tỉnh của vùng đồng bằng sông Cửu Long, ở đầu nguồn sông Tiền, phía Bắc giáp Long An, phía Tây Bắc giáp tỉnh Preyveng – Campuchia, phía Nam giáp An Giang và Cần Thơ. Tổng diện tích tự nhiên 3.238 km2 (có 2/3 diện tích tự nhiên thuộc khu vực Đồng Tháp Mười), với 9 huyện và 2 thị xã (Cao Lãnh và Sa Đéc), trung tâm tỉnh lỵ đặt tại Cao Lãnh.
Đồng Tháp có đường biên giới quốc gia với Campuchia dài khoảng 50 km từ Hồng Ngự đến Tân Hồng, với 4 cửa khẩu (Thông Bình, Dinh Bà, Mỹ Cân và Thường Phước). Hệ thống đường quốc lộ 30, 80, 45 cùng với quốc lộ N1, N2 gắn kết Đồng Tháp với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong khu vực.
Những lĩnh vực kinh tế lợi thế
Sản lượng lúa bình quân 5 năm 1996 – 2000 đạt 1,897 triệu tấn/năm, năm 2002 đạt 2,16 triệu tấn, lượng lúa hàng hoá đạt trên 1 triệu tấn – đây là một lợi thế để Đồng Tháp cung cấp gạo xuất khẩu cho các thị trường thế giới (hàng năm cung cấp bình quân 3.000 tấn gạo cho xuất khẩu). Năm 2002, tỉnh đã triển khai thực hiện dự án 120 nghìn ha lúa chất lượng cao, tăng thêm lượng gạo đạt tiêu chuẩn, giá trị cao cho xuất khẩu.
Thuỷ sản được xác định là thế mạnh thứ hai, sau cây lúa của tỉnh, đã có bước phát triển khá cả về quy mô, phương thức nuôi trồng và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Giá trị tăng thêm của thuỷ sản năm 1995 đạt 158 tỷ đồng, đạt 246 tỷ đồng năm 2000 và đạt 270 tỷ đồng năm 2002. Tỉnh đã hình thành nhiều mô hình nuôi trồng thuỷ sản có sự kết hợp với trồng lúa, làm vườn, trồng rừng, chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả, như các mô hình: nuôi tôm đăng quầng, tập trung ở huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Cao Lãnh năng suất phổ biến 3 – 5 tấn/ha; nuôi tôm trong bờ bao ruộng lúa ở huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, năng suất bình quân 200 kg/ha/vụ; nuôi cá ruộng lúa ở huyện Cao Lãnh, Tháp Mười, Lấp Vò, Lai Vung, năng suất bình quân 1 tấn/ha; nuôi cá ao hầm, mương vườn ở rải rác trong toàn tỉnh, năng suất bình quân 5 – 7 tấn/ha (một số ao nuôi cá lóc ở huyện Tam Nông, Tân Hồng, Hồng Ngự đạt từ 30 – 70 tấn/ha); nuôi cá lồng bè, tập trung ở huyện Hồng Ngự, Tam Nông, Tân Hồng và đã được nhân rộng ra các huyện thị trong tỉnh, năng suất bình quân 10 – 20 tấn/bè; đặc biệt phương thức nuôi cá trong lồng lưới ở huyện Tam Nông đã mang lại hiệu quả cao, do giảm chi phí đầu bào, ít bị rủi ro, dễ chăm sóc và thu hoạch. Thời gian gần đây đã có thêm hình thức nuôi cá sấu, ba ba ở một số huyện, thị trong tỉnh.
Nguồn nguyên liệu nông – thuỷ sản dồi dào của tỉnh chính là lợi thế để phát triển ngành công nghiệp chế biến. Năm 2002, ngành này đã đạt khoảng 1.370 tỷ đồng, chiếm 88,5% tỷ trọng của ngành công nghiệp.
Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển này Nhận chở hàng giá rẻ đã phát triển mô hình vận tải vận chuyển hàng hóa
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được cung cấp những dịch vụ tốt nhất. Chúng tôi rất hân hạnh phục vụ quý khách hàng!
CÔNG TY TNHH SANG ĐÔNG NHI
Địa chỉ: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0908.81.81.85 – 0938.534.666
Website: nhanchohang.vn – Email: nhanchohangsdn@gmail.com
Địa chỉ: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0908.81.81.85 – 0938.534.666
Website: nhanchohang.vn – Email: nhanchohangsdn@gmail.com