I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG NGHỊ ĐỊNH 91/2009/NĐ-CP NGÀY 21/10/2009 QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ 1. CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG Ô TÔ Trình tự…

I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG NGHỊ ĐỊNH 91/2009/NĐ-CP NGÀY 21/10/2009 QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH VÀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ

1. CẤP GIẤY PHÉP KINH DOANH VẬN TẢI BẰNG Ô TÔ
Trình tự thực hiện: – Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng ô tô tại phòng Quản lý Vận tải.Trường hợp hồ sơ nhận theo đường bưu điện còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan cấp Giấy phép thông báo rõ nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ nhận trực tiếp, cán bộ nhận hồ sơ phải kiểm tra và thông báo rõ cho người nộp những nội dung cần bổ sung, sửa đổi.

Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cấp giấy phép thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép. Trường hợp không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã:a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

d) Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ của người trực tiếp điều hành vận tải;

đ) Phương án kinh doanh;

e) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng cho thuê tài chính; hợp đồng thuê tài sản; cam kết kinh tế đối với các trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

g) Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi ngoài các quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 19 còn phải có thêm: văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông; hồ sơ đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải (đơn vị đã thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO gửi bản sao giấy chứng nhận); hợp đồng và bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ xe taxi).

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi phải có thêm hồ sơ lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc giữa trung tâm điều hành và các xe đã đăng ký sử dụng tần số vô tuyến điện với cơ quan có thẩm quyền.

Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ còn phải có thêm văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của bộ phận theo dõi an toàn giao thông, hợp đồng và bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

2. Đối với hộ kinh doanh:

a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép (hoặc giấy đề nghị thay đổi nội dung Giấy phép) theo mẫu do Bộ Giao thông vận tải ban hành;

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đỗ xe hoặc hợp đồng thuê đất đỗ xe;

d) Danh sách xe kèm theo bản phô tô Giấy đăng ký xe (kèm theo bản sao hợp lệ hợp đồng thuê tài sản quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định này), chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;

đ) Bản nghiệm thu việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình của xe.

3. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: + Đối với tuyến cố định, taxi: Doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã+ Đối với vận tải hành khách theo hợp đồng: Doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã, hộ kinh doanh

+ Đối với vận tải hàng hóa bằng container: Doanh nghiệp vận tải, hợp tác xã

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải;- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Lệ phí: 200.000 đồng
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện chung kinh doanh vận tải bằng xe ô tô:1. Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.

2. Bảo đảm số lượng, chất lượng và niên hạn sử dụng của phương tiện phù hợp với hình thức kinh doanh:

a) Có phương án kinh doanh, trong đó bảo đảm thực hiện hành trình chạy xe, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe;

b) Có đủ số lượng phương tiện thuộc quyền sở hữu của đơn vị kinh doanh hoặc quyền sử dụng hợp pháp của đơn vị kinh doanh đối với xe thuê tài chính của tổ chức cho thuê tài chính, xe thuê của tổ chức, cá nhân có chức năng cho thuê tài sản theo quy định của pháp luật.

Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã phải có cam kết kinh tế giữa xã viên và hợp tác xã, trong đó quy định về quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành của hợp tác xã đối với xe ô tô thuộc sở hữu của xã viên hợp tác xã.

Số lượng phương tiện phải phù hợp với phương án kinh doanh.

c) Còn niên hạn sử dụng theo quy định;

d) Được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường theo quy định.

3. Phương tiện phải gắn thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Điều 12 Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009.

4. Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe:

a) Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phải có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh; lái xe không phải là người đang trong thời gian bị cấm hành nghề theo quy định của pháp luật; lái xe taxi, lái xe buýt, nhân viên phục vụ trên xe phải được tập huấn, hướng dẫn về nghiệp vụ vận tải khách, an toàn giao thông theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

b) Đơn vị kinh doanh bố trí đủ số lượng lái xe và nhân viên phục vụ trên xe phù hợp phương án kinh doanh và các quy định của pháp luật; đối với xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách từ 30 (ba mươi) chỗ ngồi trở lên phải có nhân viên phục vụ trên xe.

5. Người trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh vận tải của doanh nghiệp, hợp tác xã (đảm nhận một trong các chức danh: Giám đốc, Phó giám đốc; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm hợp tác xã; trưởng bộ phận nghiệp vụ điều hành vận tải) phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện;

a) Có trình độ chuyên ngành vận tải từ trung cấp trở lên hoặc trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành khác;

b) Tham gia công tác quản lý vận tải tại các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bằng xe ô tô 03 (ba) năm trở lên;

c) Đảm bảo và phải chứng minh có đủ thời gian cần thiết để trực tiếp điều hành hoạt động vận tải.

6. Nơi đỗ xe:

a) Đơn vị kinh doanh vận tải bố trí đủ diện tích đỗ xe theo phương án kinh doanh;

b) Diện tích đỗ xe của đơn vị có thể thuộc quyền sở hữu của đơn vị hoặc hợp đồng thuê địa điểm đỗ xe;

c) Nơi đỗ xe bảo đảm các yêu cầu về trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy, nổ và vệ sinh môi trường.

7. Doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe buýt, xe taxi phải có thêm các điều kiện sau:

a) Có bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông;

b) Đăng ký chất lượng dịch vụ vận tải hành khách với cơ quan quản lý tuyến gồm: chất lượng phương tiện; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên phục vụ; phương án tổ chức vận tải; các quyền lợi của hành khách; các dịch vụ cho hành khách trên hành trình; cam kết thực hiện chất lượng dịch vụ.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi

1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.

2. Xe taxi phải có sức chứa từ 09 (chín) chỗ ngồi trở xuống (kể cả người lái xe).

3. Xe có niên hạn sử dụng không quá 12 (mười hai) năm.

4. Trên xe có gắn đồng hồ tính tiền theo ki lô mét lăn bánh và thời gian chờ đợi, được cơ quan có thẩm quyền về đo lường kiểm định và kẹp chì; có đăng ký một mầu sơn thống nhất, biểu trưng (logo) của doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, số điện thoại giao dịch.

5. Doanh nghiệp, hợp tác xã phải có trung tâm điều hành, đăng ký tần số liên lạc và có thiết bị liên lạc giữa trung tâm với các xe.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng và xe du lịch

1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.

2. Xe hợp đồng có niên hạn sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định này.

3. Xe du lịch có niên hạn sử dụng không quá 10 (mười) năm.

4. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch ngoài các quy định tại Nghị định này còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan về du lịch.

Điều kiện kinh doanh vận tải hàng hóa bằng Công-ten-nơ

Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã có đủ điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này mới được kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định

1. Có đủ các điều kiện quyết định tại Điều 11 Nghị định này.

2. Xe ô tô có sức chứa từ 10 (mười) chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái) và có niên hạn sử dụng không quá quy định sau:

a) Cự ly trên 300 ki lô mét: không quá 15 (mười lăm) năm đối với ô tô sản xuất để chở khách; không quá 12 (mười hai) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách;

b) Cự ly từ 300 ki lô mét trở xuống: không quá 20 (hai mươi) năm đối với xe ô tô sản xuất để chở khách; không quá 17 (mười bảy) năm đối với ô tô chuyển đổi công năng trước ngày 01 tháng 01 năm 2002 từ các loại xe khác thành ô tô chở khách.

Điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt

1. Có đủ các điều kiện quy định tại Điều 11 Nghị định này.

2. Xe buýt phải có sức chứa từ 17 (mười bảy) chỗ ngồi trở lên, có diện tích sàn xe dành cho khách đứng và được thiết kế theo quy chuẩn do Bộ Giao thông vận tải quy định.

3. Xe có niên hạn sử dụng theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 Nghị định này; có mầu sơn đặc trưng được đăng ký với cơ quan quản lý tuyến.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT mgày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô

– Thông tư số 66/2011/TT-BTC ngày 18/5/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn lệ phí cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

  1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO THÔNG TƯ 14/2010/TT-BGTVT NGÀY 24/6/2010 CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ VẬN TẢI BẰNG XE Ô TÔ.
2. ĐĂNG KÝ MỞ TUYẾN VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký mở tuyến vận tải khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Sở Giao thông vận tải Hải PhòngTrường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải xem xét có văn bản chấp thuận sau khi lấy ý kiến của Sở Giao thông vận tải đầu kia của tuyến. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải, hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1.  Đối với tuyến mới có hành trình trùng dưới 70 % so với tuyến đã công bố: thực hiện thủ tục khai thác thử theo quy định.- Giấy đăng ký mở tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 5;

– Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

– Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao giấy đăng ký xe ô tô của những xe tham gia khai thác tuyến (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép);

– Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu của Hợp đồng và Bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép).

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2.  Đối với tuyến mới có hành trình trùng từ 70 %  trở lên so với tuyến đã công bố: doanh nghiệp, hợp tác xã có giấy đề nghị công bố tuyến tại Phụ lục 8  và lập hồ sơ đăng ký khai thác theo quy định

a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị công bố tuyến tại phụ lục 8

– Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 5;

– Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

– Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao giấy đăng ký xe ô tô của những xe tham gia khai thác tuyến (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép);

– Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu của Hợp đồng và Bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải xem xét có văn bản chấp thuận sau khi lấy ý kiến của Sở Giao thông vận tải đầu kia của tuyến.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: 1.  Đối với tuyến mới có hành trình trùng dưới 70 % so với tuyến đã công bố- Văn bản chấp thuận khai thác thử, phù hiệu tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe.

2.  Đối với tuyến mới có hành trình trùng từ 70 %  trở lên so với tuyến đã công bố:

– Văn bản công bố tuyến và chấp thuận khai thác

td>

Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đăng ký mở tuyến vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định (phụ lục 5)- Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

– Giấy đề nghị công bố tuyến tại phụ lục 8

 (Thông tư 14/2010/TT-BGTVT mgày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô
3. ĐĂNG KÝ KHAI THÁC THỬ TUYẾN VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký khai thác thử tuyến vận tải khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Sở Giao thông vận tải Hải PhòngTrường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải, hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1.  Đối với tuyến mới có hành trình trùng dưới 70 % so với tuyến đã công bố:a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đăng ký khai thác thử theo mẫu quy định tại Phụ lục 5;

Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao giấy đăng ký xe ô tô của những xe tham gia khai thác tuyến (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép);

Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu của Hợp đồng và Bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép).

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải xem xét có văn bản chấp thuận sau khi lấy ý kiến của Sở Giao thông vận tải đầu kia của tuyến. Trường hợp không chấp thuận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: – Văn bản chấp thuận khai thác thử, phù hiệu tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe.- Thời hạn khai thác thử 6 tháng.
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đăng ký khai thác thử tuyến vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định (phụ lục 5)- Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

 (Thông tư 14/2010/TT-BGTVT mgày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định- Đối với tuyến mới có hành trình trùng dưới 70% so với tuyến đã công bố, hết thời hạn khai thác thử, cơ quan quản lý tuyến căn cứ tiêu chí thiết lập tuyến để công bố tuyến. Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia khai thác thử liên tục từ 04 (bốn) tháng trở lên mới được tiếp tục khai thác trong 12 (mười hai) tháng tiếp theo kể từ ngày công bố tuyến. Các doanh nghiệp, hợp tác xã khác chỉ được đăng ký khai thác sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày công bố tuyến.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô
4. ĐỀ NGHỊ CÔNG BỐ TUYẾN VẬN TẢI KHÁCH BẰNG XE Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị công bố tuyến vận tải khách bằng xe ô tô theo tuyến cố định tại Sở Giao thông vận tải Hải PhòngĐối với tuyến mới có hành trình trùng dưới 70% so với tuyến đã công bố, hết thời hạn khai thác thử, cơ quan quản lý tuyến căn cứ tiêu chí thiết lập tuyến để công bố tuyến.

Đối với tuyến mới có hành trình trùng từ 70% trở lên với tuyến đã công bố khi có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký mở tuyến mới thì cơ quan quản lý tuyến phải thực hiện công bố tuyến và khai thác theo quy định nhưng không thực hiện quy định khai thác thử.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải, hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1.  Đối với tuyến mới có hành trình trùng dưới 70 % so với tuyến đã công bố: hết thời hạn khai thác thử, cơ quan quản lý tuyến căn cứ tiêu chí thiết lập tuyến để công bố tuyến.a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị công bố tuyến quy định tại phục lục 8.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2. Đối với tuyến mới có hành trình trùng từ 70% trở lên với tuyến đã công bố khi có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký mở tuyến mới thì cơ quan quản lý tuyến phải thực hiện công bố tuyến và khai thác theo quy định nhưng không thực hiện quy định khai thác thử.

a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Giấy đề nghị công bố tuyến quy định tại phục lục 8.

– Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 5;

– Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

– Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao giấy đăng ký xe ô tô của những xe tham gia khai thác tuyến (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép);

– Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu của Hợp đồng và Bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép).

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải xem xét có văn bản chấp thuận khai thác thử sau khi lấy ý kiến của Sở Giao thông vận tải đầu kia của tuyến.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: – Văn bản chấp thuận khai thác thử, phù hiệu tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe.- Thời hạn khai thác thử 6 tháng.
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đăng ký khai thác tuyến vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định (phụ lục 5- Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

– Giấy đề nghị công bố tuyến tại phụ lục 8

 (Thông tư 14/2010/TT-BGTVT mgày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định.Đối với tuyến mới có hành trình trùng dưới 70% so với tuyến đã công bố, hết thời hạn khai thác thử, cơ quan quản lý tuyến căn cứ tiêu chí thiết lập tuyến để công bố tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 9. Chỉ những doanh nghiệp, hợp tác xã đã tham gia khai thác thử liên tục từ 04 (bốn) tháng trở lên mới được tiếp tục khai thác trong 12 (mười hai) tháng tiếp theo kể từ ngày công bố tuyến. Các doanh nghiệp, hợp tác xã khác chỉ được đăng ký khai thác sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày công bố tuyến.

Đối với tuyến mới có hành trình trùng từ 70% trở lên với tuyến đã công bố khi có doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký mở tuyến mới thì cơ quan quản lý tuyến phải thực hiện công bố tuyến và khai thác theo quy định nhưng không thực hiện quy định khai thác thử.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô
5. ĐĂNG KÝ KHAI THÁC TUYẾN VẬN TẢI KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH.
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại Phòng Quản lý vận tải tại Sở Giao thông vận tảiTrường hợp hồ sơ còn thiếu hoặc không hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến thông báo bằng văn bản nội dung còn thiếu cần bổ sung, sửa đổi cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận hồ sơ;

Trong thời hạn 20 ngày kể từ  ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến có văn bản chấp thuận khai thác tuyến cho doanh nghiệp.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải
Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ bao gồm:Giấy đăng ký khai thác tuyến theo mẫu quy định tại Phụ lục 5;

Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao giấy đăng ký xe ô tô của những xe tham gia khai thác tuyến (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép);

Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu của Hợp đồng và Bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép).

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký trụ sở chính hoặc chi nhánh đăng ký khai thác tuyến có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để lấy ý kiến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Giao thông vận tải liên quan phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn trên coi như Sở Giao thông vận tải đã đồng ý với việc đăng ký khai thác;

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký có văn bản chấp thuận khai thác tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định bằng xe ô tô. Trường hợp không chấp thuận khai thác tuyến phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận; phù hiệu xe chạy tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe.
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đăng ký khai thác vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định (phụ lục 5)- Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng ô tô (phụ lục 6)

(Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô
6. ĐĂNG KÝ BỔ SUNG XE KHAI THÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH.
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ Đăng ký bổ xung xe khai thác vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại Sở Giao thông vận tải Hải Phòng.- Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký có văn bản chấp thuận khai thác tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định bằng xe ô tô. Trường hợp không chấp thuận khai thác tuyến phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải Hải Phòng.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Trường hợp bổ sung xe không tăng tài (nốt):a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đăng ký bổ sung xe không tăng tài (nốt) khai thác vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

2. Trường hợp đối với bổ sung xe tăng tài (nốt):

a. Thành phần hồ sơ bao gồm:

Giấy đăng ký bổ sung khai thác vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định

Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô theo mẫu tại Phụ lục 6;

Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao giấy đăng ký xe ô tô của những xe tham gia khai thác tuyến (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép);

Bản phô tô kèm bản chính để đối chiếu của Hợp đồng và Bản nghiệm thu việc gắn thiết bị giám sát hành trình của xe (trừ những xe đã có trong danh sách khi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký cấp giấy phép).

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:        1. Trường hợp bổ sung xe không tăng tài (nốt):Trong thời hạn 05 (năm) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải có văn bản chấp thập bổ sung xe không tăng tài (nốt) cho doanh nghiệp vận tải.

        2. Trường hợp đối với bổ sung xe tăng tài (nốt):

Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: Sở Giao thông vận tải nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký trụ sở chính hoặc chi nhánh đăng ký khai thác tuyến có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải đầu tuyến phía bên kia để lấy ý kiến trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, hợp tác xã;

Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản, Sở Giao thông vận tải liên quan phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn trên coi như Sở Giao thông vận tải đã đồng ý với việc đăng ký khai thác;

Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý tuyến nơi doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký có văn bản chấp thuận khai thác tuyến vận tải hành khách liên tỉnh cố định bằng xe ô tô. Trường hợp không chấp thuận khai thác tuyến phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Chấp thuận bổ sung xe , sổ nhật trình và phù hiệu tuyến cố định chạy xe.
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đăng ký bổ sung khai thác vận tải hành khách bằng ô tô theo tuyến cố định (phụ lục 5)- Phương án hoạt động vận tải hành khách cố định bằng ô tô (phụ lục 6)

(Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2011 của Bộ Giao thông vận tải)

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố địnhTrường hợp bổ sung xe làm tăng số chuyến xe trên tuyến mà doanh nghiệp, hợp tác xã đang khai thác chỉ được thực hiện khi hệ số có khách bình quân trên tuyến của doanh nghiệp, hợp tác xã đạt trên 50%.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô
7. THAY XE KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH.
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ đăng ký thay thế xe tuyến vận tải khách cố định tại phòng Vận tải.- Sau 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, đơn vị kinh doanh đến nhận chấp thuận thay xe, phù hiệu và sổ nhật trình chạy xe cho xe vào thay thế tại Phòng Vận tải (trong trường hợp không chấp thuận thì phòng Vận tải có văn bản trả lời nêu rõ lý do).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ bao gồm:- Giấy đăng ký thay thế xe tuyến vận tải khách tuyến cố định

– Bản photo đăng ký xe + kiểm định xe vào thay thế.

– Phù hiệu và sổ nhật trình chạy xe của xe ngừng khai thác.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 3 ngày làm việc (kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận thay xe, phù hiệu; Sổ nhật trình chạy xe.
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đăng ký thay thế xe khai thác tuyến vận tải hành khách cố định (Phụ lục 5)(Thông tư 14/2010/TT-2010 ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải)).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô với loại hình vận tải hành khách theo tuyến cố định
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô.
8. NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA TUYẾN, NGỪNG HOẠT ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN KHAI THÁC VẬN TẢI KHÁCH BẰNG Ô TÔ THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị ngừng hoạt động của tuyến, ngừng hoạt động của phương tiện khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định tại Sở Giao thông vận tải Hải Phòng- Chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận văn bản đề nghị, cơ quan quản lý tuyến thông báo công khai để các doanh nghiệp, hợp tác xã khác đăng ký khai thác.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ bao gồm:- Giấy đăng ký ngừng hoạt động của tuyến hoặc ngừng xe khai thác  tuyến vận tải khách cố định

– Sổ nhật trình và phù hiệu phương tiện khai thác tuyến cố định.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải chấp thuận ngừng hoạt động tuyến, ngừng hoạt động của xe theo tuyến cố định
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đăng ký ngừng hoạt động của tuyến hoặc của xe khai thác vận tải khách bằng ô tô theo tuyến cố định (phụ lục 5) (Thông tư 14/2010/TT-BGTVT mgày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải)
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô
9. ĐỔI SỔ NHẬT TRÌNH CHẠY XE.
Trình tự thực hiện: – Tổ chức đến nộp sổ nhật trình chạy xe cũ tại Sở Giao thông vận tải.- Sau 02 ngày làm việc, nhận sổ nhật trình chạy xe mới tại Phòng Quản lý vận tải, sau khi Phòng Quản lý vận tải đối chiếu, kiểm tra.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ bao gồm:- Sổ nhật trình chạy xe cũ.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 02 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp, hợp tác xã vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Phòng Vận tải – Sở Giao thông vận tải.
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Sổ nhật trình chạy xe mới.
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: – Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô- Phương tiện đã được chấp thuận khai thác.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô
10. CẤP, ĐỔI PHÙ HIỆU
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ Đề nghị cấp, đổi phù hiệu tại Sở Giao thông vận tải.Thời gian cấp phù hiệu, biển hiệu tối đa 01 ( một ) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:a, Văn bản đề nghị cấp phù hiệu của đơn vị kinh doanh vận tải;

b, Bản photo giấy đăng ký của những xe đề nghị cấp phù hiệu (trừ trường hợp xe chạy tuyến cố định đề nghị cấp phù hiệu lần đầu).

c, Đối với trường hợp cấp lại phù hiệu phải kèm theo báo cáo: việc thực hiện các quy định về trật tự, an toàn giao thông, chất lượng dịch vụ đã đăng ký (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký chất lượng dịch vụ), việc chấp hành biểu đồ chạy xe tuyến cố định của phương tiện trong thời gian sử dụng phù hiệu đã cấp.

d, Đối với trường hợp đổi phù hiệu do mờ hoặc hỏng thì hồ sơ đề nghị đổi lại được miễn các nội dung b, c

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:  01 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Phù hiêu tuyến cố định, taxi: doanh nghiệp vận tải- Phù hiệu xe chạy hợp đồng, biển hiệu xe du lịch: doanh nghiệp vận tải, hộ kinh doanh vận tải
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Phù hiệu
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT mgày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô

III. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 38/2011/TT-BGTVT

11. CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT – LÀO (ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI THƯƠNG MẠI
Trình tự thực hiện: – Tổ chức,cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào tại Phòng Quản lý vận tải- Nhận giấy phép liên vận Việt – Lào tại Phòng Quản lý vận tải, sau khi Phòng Quản lý vận tải thẩm định, kiểm tra hồ sơ (trong trường hợp không chấp thuận thì Phòng Quản lý vận tải có văn bản trả lời nêu rõ lý do).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ bao gồm:a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào quy định tại Phụ lục 6a (áp dụng cho phương tiện kinh doanh vận tải) và Phụ lục 6b (áp dụng cho đối tượng còn lại) của Thông tư này;

b) Giấy phép hoạt động vận tải đường bộ quốc tế (Bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu);

Trường hợp là doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Lào thì xuất trình hợp đồng hoặc tài liệu chứng minh đơn vị đang thực hiện công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh đó (bản sao có chứng thực);

c) Giấy đăng ký phương tiện (bản sao chụp);

d) Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải xuất trình thêm bản chứng minh quyền sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã với phương tiện đó (bản sao chụp).

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Phương tiện thuộc quyền sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép liên vận Việt – Lào
Lệ phí: – Phí cấp phép liên vận 50.000đ/lần/phương tiện(Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/07/2004).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Phương tiện thương mại là phương tiện thuộc quyền sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vận chuyển hàng hóa và hành khách có thu tiền hoặc phương tiện chuyên chở người hoặc hàng hóa phục vụ Phương tiện thương mại là phương tiện thuộc quyền sử dụng của các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia vận chuyển hàng hóa và hành khách có thu tiền hoặc phương tiện chuyên chở người hoặc hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, cụ thể bao gồm:a) Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định;

b) Phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng và vận chuyển khách du lịch;

c) Phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa;

d) Phương tiện thuộc các doanh nghiệp, hợp tác xã vận chuyển phục vụ các công trình, dự án hoặc hoạt động kinh doanh của đơn vị mình trên lãnh thổ Lào.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải- Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/07/2004, hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
12. CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT – LÀO (ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI PHI THƯƠNG MẠI )
Trình tự thực hiện: – Tổ chức,cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào tại Phòng Quản lý vận tải- Nhận giấy phép liên vận Việt – Lào tại Phòng Quản lý vận tải, sau khi Phòng Quản lý vận tải thẩm định, kiểm tra hồ sơ (trong trường hợp không chấp thuận thì Phòng Quản lý vận tải có văn bản trả lời nêu rõ lý do).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ bao gồm:1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận Việt – Lào

2. Giấy đăng ký phương tiện (bản sao chụp)

Trường hợp phương tiện không thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hợp tác xã thì phải xuất trình thêm bản chứng minh quyền sử dụng của doanh nghiệp, hợp tác xã với phương tiện đó (bản sao chụp)

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép liên vận Việt – Lào
Lệ phí: – Phí cấp phép liên vận 50.000đ/lần/phương tiện(Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/07/2004).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt – Lào
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Phương tiện phi thương mại là phương tiện của các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động qua lại biên giới hai nước không vì mục đích kinh doanh, cụ thể gồm:a) Phương tiện của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã trong nước và quốc tế đi công tác, tham quan, du lịch;

b) Phương tiện của các cá nhân đi việc riêng (chỉ áp dụng đối với xe ôtô chở người dưới 09 (chín) chỗ và xe bán tải (pick-up);

c) Xe cứu hỏa, xe cứu thương, xe cứu hộ, xe thực hiện sứ mệnh nhân đạo.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Thông tư số 38/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao thông vận tải- Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/07/2004, hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
  1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ LIÊN TỊCH SỐ 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT NGÀY 26/1/2011  QUY ĐỊNH VỀ VẬN CHUYỂN KHÁCH  DU LỊCH BẰNG Ô TÔ VÀ CẤP BIỂN HIỆU CHO XE Ô TÔ VẬN CHUYỂN KHÁCH DU LỊCH.
13. CẤP, ĐỔI BIẺN HIỆU XE CHỞ KHÁCH DU LỊCH
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ Đề nghị cấp, đổi biển hiệu tại Sở Giao thông vận tải.- Được cấp, đổi phù hiệu cho xe tại Phòng Quản lý vận tải, sau khi Phòng Quản lý vận tải thẩm định, kiểm tra hồ sơ (trong trường hợp không được chấp thuận thì có văn bản trả lời nêu rõ lý do).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:a, Văn bản đề nghị cấp biển hiệu của đơn vị kinh doanh vận tải;

b, Đối với trường hợp cấp lại biển hiệu phải kèm theo báo cáo: việc thực hiện các quy định về trật tự, an toàn giao thông, chất lượng dịch vụ đã đăng ký (đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký chất lượng dịch vụ), việc chấp hành biểu đồ chạy xe tuyến cố định của phương tiện trong thời gian sử dụng biển hiệu đã cấp.

d, Đối với trường hợp đổi biển hiệu do mờ hoặc hỏng thì hồ sơ đề nghị đổi lại được miễn các nội dung b

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:  01 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: – Biển hiệu xe vận chuyển khách du lịch.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Biển hiệu xe chở khách du lịch
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Đơn vị kinh doanh khi được cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được Sở Giao thông vận tải cấp biển hiệu sau khi đã được cơ quan thuộc ngành Văn hóa thể thao và Du lịch chứng nhận bằng văn bản đủ điều kiện vận chuyển khách du lịch.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Nghị định 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính Phủ- Thông tư 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý vận tải bằng xe ô tô

– Thông tư số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/1/2011 quy định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận chuyển khách du lịch.

  1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUY ĐỊNH TẠI THÔNG TƯ 24/2010/TT-BGTVT NGÀY 31/8/2010 QUY ĐỊNH VỀ BẾN XE, BÃI ĐỖ XE, TRẠM DỪNG NGHỈ VÀ DỊCH VỤ HỖ TRỢ VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ
14. CÔNG BỐ ĐƯA BẾN XE VÀO KHAI THÁC.
Trình tự thực hiện:      – Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị công bố bến xe vào khai thác tại Sở Giao thông vận tải.       – Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị công bố, cơ quan có thẩm quyền công bố tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra theo các tiêu chí quy chuẩn kỹ thuật bến xe;Căn cứ quy chuẩn bến xe, cơ quan có thẩm quyền công bố bến xe phải xếp loại bến xe sau khi tổ chức kiểm tra;

Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu bến xe không đáp ứng đúng theo quy chuẩn loại bến xe mà đơn vị khai thác bến xe đề nghị thì cơ quan kiểm tra phải ghi rõ nội dung không đáp ứng và thông báo với đơn vị khai thác bến xe.

Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:a) Giấy đề nghị công bố đưa bến xe vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1);

b) Sơ đồ mặt bằng tổng thể bến xe;

c) Biên bản nghiệm thu các tiêu chí theo quy chuẩn bến xe.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:  10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động khai thác, kinh doanh bến xe kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: – Quyết định về việc đưa bến xe vào khai thác
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: –  Giấy đề nghị công bố đưa bến xe vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1);
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Thông tư 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
15. CÔNG BỐ ĐƯA TRẠM DỪNG NGHỈ VÀO KHAI THÁC.
Trình tự thực hiện:         – Tổ chức nộp hồ sơ đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác tại Sở Giao thông vận tải.      – Chậm nhất trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền công bố tổ chức kiểm tra và lập biên bản kiểm tra theo các tiêu chí của quy            – Trường hợp sau khi kiểm tra, nếu trạm dừng nghỉ không đáp ứng đúng theo quy chuẩn loại trạm dừng nghỉ mà đơn vị khai thác trạm dừng nghỉ đề nghị thì cơ quan kiểm tra phải ghi rõ nội dung không đáp ứng và thông báo với đơn vị quản lý trạm dừng nghỉ.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:a) Giấy đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1);

b) Sơ đồ mặt bằng tổng thể, thiết kế kỹ thuật trạm dừng nghỉ;

c) Biên bản nghiệm thu các tiêu chí theo quy chuẩn trạm dừng nghỉ;

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:  10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý và hoạt động khai thác, kinh doanh  bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ; quản lý, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: – Quyết định về việc đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Giấy đề nghị công bố đưa trạm dừng nghỉ vào khai thác (theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1);
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương công bố đưa trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường (trừ trạm dừng nghỉ trên quốc lộ) thuộc địa phương vào khai thác.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Thông tư 24/2010/TT-BGTVT ngày 31/8/2010 của Bộ Giao thông vận tải quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
  1. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI THÔNG TƯ 20/2011/TT-BGTVT NGÀY 31/3/2011 QUY ĐỊNH VỀ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA.
16. THỦ TỤC CHẤP THUẬN VẬN TẢI HÀNH KHÁCH ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA THEO TUYẾN CỐ ĐỊNH.
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ chấp thuận vận tải hành khách đường thủy nội địa theo tuyến cố định tại Sở Giao thông vận tải Hải PhòngSau 5 ngày làm việc, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì Sở GTVT có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy theo tuyến cố định.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1 Thành phần hồ sơ bao gồm:- Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa tuyến cố định

– Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến thủy nội địa thống nhất cho phương tiện vào đón, trả hành khách.

– Ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải liên quan nơi có bến đón trả hành khách.

– Các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu), bao gồm:

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa;

+ Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;

+ Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết:          Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải liên quan xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy theo tuyến cố định. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài và vận tải hành khách đường thủy nội địa không qua biên giới.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải hành khách đường thủy theo tuyến cố định
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa tuyến cố định theo quy định tại Mẫu số 1
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều 10 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải
17. THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHO PHƯƠNG TIỆN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA CHẠY KHẢO SÁT
Trình tự thực hiện:          – Tổ chức nộp hồ sơ cho phương tiện chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa tại Sở Giao thông vận tải Hải PhòngChậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận để tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài cho phương tiện vận tải chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1 Thành phần hồ sơ bao gồm:a) Đơn đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến thủy nội địa thống nhất cho phương tiện vào đón, trả hành khách;

c) ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải liên quan đến tuyến vận tải;

d) Các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa; Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa; Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường mà phương tiện dự kiến đưa vào khai thác.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: V¨n b¶n chÊp thuËn cho ph­¬ng tiÖn vËn t¶i ch¹y kh¶o s¸t trªn tuyÕn ®­êng thñy néi ®Þa
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:           §¬n ®Ò nghÞ chÊp thuËn cho ph­¬ng tiÖn vËn t¶i ch¹y kh¶o s¸t trªn tuyÕn ®­êng thñy néi ®Þa theo quy ®Þnh t¹i MÉu sè 2
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều 9 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải
18. THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHO PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI THỬ TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ cho phương tiện chạy vận tải thử  trên tuyến đường thủy nội địa tại Sở Giao thông vận tải Hải PhòngChậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Giao thông vận tải xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận để tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài cho phương tiện vận tải thử trên tuyến đường thủy nội địa. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1 Thành phần hồ sơ bao gồm:a, Đơn đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách vận tải thử trên tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo  Thông tư này;

b) Biên bản chạy khảo sát có ý kiến thống nhất của các cơ quan, đơn vị tham gia giám sát chạy khảo sát theo quy định tại Mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận cho phương tiện vận tải chạy khảo sát trên tuyến đường thủy nội địa
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:           Đơn đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải chạy thử trên tuyến đường thủy nội địa theo quy định tại Mẫu số 4Biên bản chạy khảo sát theo mẫu phụ lục 3
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Sau khi hoàn thiện chạy khảo sát, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách vận tải thử trên tuyến đường thủy nội địa.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải
19. THỦ TỤC CHẤP THUẬN CHO PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI CHÍNH THỨC TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Trình tự thực hiện: – Tổ chức nộp hồ sơ cho phương tiện chạy vận tải chính thức  trên tuyến đường thủy nội địa tại Sở Giao thông vận tải Hải Phòng.Kết thúc thời gian vận tải thử, tổ chức, cá nhân xin chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách hoạt động chính thức trên tuyến đường thủy nội địa bổ sung báo cáo bằng văn bản (có xác nhận của Sở Giao thông vận tải liên quan) vào hồ sơ đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách hoạt động chính thức trên tuyến đường thủy nội địa.
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải hoặc qua đường bưu điện
Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ bao gồm:a. Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa tuyến cố định theo quy định tại Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

b. ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến thủy nội địa thống nhất cho phương tiện vào đón, trả hành khách.

c. Báo cáo có xác nhận của Sở Giao thông vận tải liên quan.

d. Các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu), bao gồm:

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề vận tải hành khách đường thuỷ nội địa;

Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;

Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện thủy nội địa còn giá trị sử dụng và phù hợp với cấp tuyến đường hoạt động.

2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân không có vốn đầu tư nước ngoài
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận cho phương tiện vận tải chạy chính thức trên tuyến đường thủy nội địa
Lệ phí:
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách đường thủy nội địa tuyến cố định theo quy định tại Mẫu số 1
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều 9 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địaKết thúc thời gian vận tải thử, tổ chức, cá nhân xin chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách hoạt động chính thức trên tuyến đường thủy nội địa, bổ sung báo cáo bằng văn bản (có xác nhận của Sở GTVT liên quan) vào hồ sơ đề nghị chấp thuận cho phương tiện vận tải hành khách hoạt động chính thức trên tuyến đường thủy nội địa.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004;Thông tư số 20/2011/TT-BGTVT ngày 31/3/2011 của Bộ Giao thông vận tải

VII. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TẠI THÔNG TƯ SỐ 18/2010/TT-BGTVT NGÀY 7/7/2010 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIỆP ĐỊNH VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ THỰC HIỆN HIỆP ĐỊNH VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ HOÀNG GIA CAMPUCHIA ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN PHI THƯƠNG MẠI.

20. CẤP GIẤY PHÉP LIÊN VẬN VIỆT NAM – CAMPUCHIA (ĐỐI VỚI PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI PHI THƯƠNG MẠI )
Trình tự thực hiện: – Tổ chức,cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia tại Phòng Quản lý vận tải- Nhận giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia tại Phòng Quản lý vận tải, sau khi Phòng Quản lý vận tải thẩm định, kiểm tra hồ sơ (trong trường hợp không chấp thuận thì Phòng Quản lý vận tải có văn bản trả lời nêu rõ lý do).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Sở Giao thông vận tải.
Thành phần, số lượng hồ sơ: a. Thành phần hồ sơ bao gồm:a) Giấy đề nghị cấp giấy phép liên vận qua lại biên giới Việt Nam – Campuchia có xác nhận của cơ quan điều động người và phương tiện đi công tác. Mẫu giấy đề nghị theo quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư này;

b) Bản sao đăng ký phương tiện.

b. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc (kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ).
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Sở Giao thông vận tải cấp phép cho các đối tượng quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 3 của Thông tư này có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:a) Xe công vụ thuộc sở hữu của các đối tượng gồm: xe của các cơ quan của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; các cơ quan trung ương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ; văn phòng các Bộ, cơ quan ngang Bộ; các cơ quan thuộc Bộ, thuộc cơ quan ngang Bộ;

Xe của các cơ quan ngoại giao: Các đại sứ quán, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Việt Nam;

Xe của các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, đoàn thể; các tổ chức sự nghiệp ở Trung ương và địa phương;

b) Xe do doanh nhân ngoại quốc tự lái: phương tiện sử dụng bởi người có hộ chiếu của nước thứ ba cấp (hộ chiếu không phải của Việt Nam hoặc Campuchia);

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: – Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Sở Giao thông vận tải- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Quản lý vận tải
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép liên vận Việt Nam – Campuchia
Lệ phí: – Phí cấp phép liên vận 50.000đ/lần/phương tiện(Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/07/2004).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: – Giấy đề nghị cấp giấy phép liên vận Việt Nam – Campchia
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của phương tiện phi thương mại qua lại biên giới hai nước Việt Nam và Campuchia.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: – Thông tư số 18/2010/TT-BGTVT ngày 7/7/2010.- Thông tư số 76/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 29/07/2004, hướng dẫn chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực giao thông đường bộ.