Thông thường bạn hay lái xe trên các địa hình trên cạn như đường trong thành phố hay đèo núi hiểm trở hoặc ngay cả trên cát… Sở dĩ như vậy vì địa hình của Việt Nam đa dạng bao gồm cả đồng bằng, đồi núi và sông nước.
Với địa hình trên cạn thì lái xe chúng ta dễ điều khiển hơn, nhưng với việc lái xe qua phà thì cần một chút kinh nghiệm để đảm bảo sự an toàn nhất khi đỗ xe trên phà, giữa sông nước mênh mông là không thể lường trước được.
Bảy Phong đi đầu trong lĩnh vực vận chuyển khách đường bộ, cho thuê xe đi du lịch, cho thuê xe công tác, cho thuê xe cưới hỏi…vv. Chúng tôi rất chú trọng trong việc đào tạo kinh nghiệm lái xe cho nhân viên, vì vậy qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có kinh nghiệm lái xe khi lên xuống phà.
1. Khi lên, xuống phà
Nguyên tắc thứ nhất đó là ôtô chỉ lên, xuống phà với duy nhất lái xe bên trong, trừ trường hợp có người già yếu, bệnh tật. Nhằm đảm bảo an toàn tối đa thì xe xuống trước rồi mới đến người, khi lên thì ngược lại người lên trước rồi mới đến xe.
Theo thực tế có nhiều loại phà và bến phà khác nhau, không phải bao giờ việc lên xuống phà cũng thoải mái như đánh xe vào gara xe. Có thể phà đã đông chỗ, mép phà không sát với bến, độ dốc không phù hợp. Tùy vào thực tế hoàn cảnh mà lái xe đưa ra phán đoán nên lùi vào phà hay tiến vào phà để khi ra khỏi phà thoải mái nhất.
Lời khuyên của Bảy Phong với bạn là qua phà nên sử dụng cách lái chéo vào phà. Với cách lái này, với những xe gầm thấp sẽ tránh được việc sạt gầm, hay phổ biến nhất là hư hại ba-đờ-sốc (cản trước, cản sau). Tuy nhiên cách lái này lại có khó khăn ở việc quan sát, hoặc diện tích phà không đủ. Do đó, nếu phà lạ hoặc chưa có kinh nghiệm, nên nhờ người khác làm xi-nhan từ bên ngoài.
2. Khi đỗ xe trên phà
Trường hợp khi đỗ xe trên phà thì tất cả mọi người phải ra khỏi xe trừ tài xế hoặc người già yếu, bệnh tật không có khả năng. Tài xế nên ở trên xe để kịp thời xử lý nếu chẳng may gặp sự cố bất ngờ.
Đỗ xe trên phà là kỹ năng mà mỗi tài xế lại có một cách áp dụng khác nhau. Với xe số sàn, trả về N và phanh tay hay cài số và phanh tay? Với xe số tự động, N và phanh tay hay P và phanh tay?
Đỗ xe trên phà là kỹ năng mà mỗi tài xế lại có một cách áp dụng khác nhau. Với xe số sàn, trả về N và phanh tay hay cài số và phanh tay? Với xe số tự động, N và phanh tay hay P và phanh tay?
Trước hết các tài xế nên nắm bắt thực tế di chuyển của phà cũng như tải trọng mà xe đang phải chở. Phà hay rung lắc khi di chuyển do dòng chảy của sông cũng như kết cấu của phà. Khi cập bến, phà đâm vào bến nên thường có hiện tượng xe cộ, đồ vật trên phà dồn về phía trước theo quán tính. Nắm bắt được hiện tượng này, tài xế sẽ đưa ra quyết định đúng đắn.
Với xe số tự động, nên để P và phanh tay. Sở dĩ như vậy bởi vì nếu chỉ để N và phanh tay, trong nhiều trường sự rung lắc kết hợp trọng tải lớn làm phanh tay mất tác dụng, xe bị trôi ra khỏi chỗ đỗ, có thể lao xuống sông nếu đâm đổ lan can bảo vệ của phà.
Với xe số sàn nên cài số và phanh tay. Trường hợp này bạn nên có thêm những chiếc nêm chèn bánh bởi khoảng trống giữa các xe trên phà không nhiều, nếu phà cập bến bị đâm mạnh có thể khiến xe đâm vào đuôi xe trước gây hư hại cho cả hai xe.
Với xe số sàn nên cài số và phanh tay. Trường hợp này bạn nên có thêm những chiếc nêm chèn bánh bởi khoảng trống giữa các xe trên phà không nhiều, nếu phà cập bến bị đâm mạnh có thể khiến xe đâm vào đuôi xe trước gây hư hại cho cả hai xe.
CÔNG TY TNHH SANG ĐÔNG NHI
Địa chỉ: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0908.81.81.85 – 0938.534.666
Website: nhanchohang.vn – Email: nhanchohangsdn@gmail.com
Địa chỉ: 270A Lý Thường Kiệt, Phường 14, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0908.81.81.85 – 0938.534.666
Website: nhanchohang.vn – Email: nhanchohangsdn@gmail.com