Việc Bộ Giao thông Vận tải siết xe quá tải đã lộ ra bức tranh “méo mó” trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa: Trong khi đường bộ oằn mình cõng lượng hàng hóa quá lớn dẫn đến nhiều hệ lụy đi kèm thì đường thủy, đường sắt lại đìu hiu

Vận tải hàng hóa: Đường bộ thống lĩnh
Vận tải hàng hóa: Đường bộ thống lĩnh

Vận tải hàng hóa: Đường bộ thống lĩnh

Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội, cho biết hiện sản lượng vận chuyển hàng hoá đường bộ chiếm ít nhất 50% tổng lưu lượng vận chuyển, nhiều thời điểm chiếm cao hơn trong khi đường sắt chỉ chiếm 2%, đường biển chiếm khoảng trên 30% do có lợi thế từ hoạt động xuất nhập khẩu.

Bất hợp lý giữa các loại hình vận tải được bộc lộ rõ khi cước vận tải đường bộ tăng cao nhưng nhiều doanh nghiệp (DN) vẫn không chọn vận chuyển hàng hoá bằng đường sắt, đường thủy.

“Kẻ ăn không hết”

Ông Bùi Danh Liên kể có nhiều chủ hàng đã từng áp dụng cả 3 phương thức vận chuyển hàng hoá bằng đường bộ, đường sắt, đường biển từ Hà Nội vào TP HCM nhưng cuối cùng vẫn quay về với đường bộ vì tính năng động, tiện lợi của nó.

Ông Liên phân tích: Đường biển tuy chi phí rẻ nhất nhưng phải vận chuyển hàng hoá quá dài ngày trong khi với thị trường, hàng hóa được vận chuyển nhanh ngày nào là lợi ngày đấy.

Đường sắt thì giá cước vận chuyển không rẻ hơn đường bộ là bao nhưng vận chuyển phức tạp, mất thời gian, khâu vận chuyển hàng từ nơi sản xuất lên tàu, từ tàu về kho cũng khiến chi phí đội lên.

Vận tải hàng hoá đường bộ tuy giá cao nhất, không an toàn nhưng lại năng động, mất ít thời gian và đáp ứng được yêu cầu hàng hóa thị trường nên được các chủ xe chuộng” – ông Liên chỉ ra.